Thành công với nguồn nhân lực “hoàn lương”
Câu chuyện khởi nghiệp từ ý tưởng dạy nghề và tạo việc làm cho người có tiền án, tiền sự có lẽ xưa nay hiếm thấy. Thế nhưng, bằng tình cảm và cách xử sự của mình, ông Kiều Thanh Tâm - chủ cơ sở xã hội Ánh Hồng, Phường 3, TP. Bến Tre quyết tâm thực hiện ý tưởng “lạ đời” của mình rất thành công.
Hiện ông đang muốn phát triển lên doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng sản phẩm để tạo thêm việc làm, nhận thêm lao động là những người đã và đang cai nghiện, sau khi ra tù.
Cách nay vài năm, Công an Phường 4 dẫn một thanh niên ra tù đã có 12 lần trộm cắp tài sản đến cơ sở ông Tâm, hỏi: “Ông có dám nhận người này vào làm không?”. “Dám chứ” - ông Tâm trả lời. Trước cách hỏi han, thường xuyên nhỏ to khuyên dạy chân tình và đối xử tử tế của ông, thanh niên này đã bền chí hoàn lương và chuyển hóa hoàn toàn tâm tính. Anh làm không lãnh lương hàng tháng mà dành dụm số tiền suốt hơn 2 năm trời để làm vốn học nghề. Hiện anh là thợ chính của một tiệm làm cửa sắt ở TP. Hồ Chí Minh với tiền lương 20 triệu đồng/tháng.
Chỉ tay về hai thanh niên đang chuyển hàng lên xe để đi giao cho khách, ông Tâm nói: “Đó là hai đứa của Công an Phường 7 gửi đến. Hai đứa làm tốt cực kỳ, tôi có ấn tượng tốt về họ”. Gần đến giờ nghỉ trưa, nhưng không khí làm việc ở cơ sở vẫn còn khá ồn ào. Việc ai nấy làm, tập trung và nghiêm túc. Tôi nghe được tiếng bà chủ - vợ ông Tâm nói với một thanh niên: “Tới cơn ghiền rồi ha gì vậy bây, sao mặt mày tái mét!”. Nếu không biết về nơi đây, hẳn tôi sẽ cho rằng bà chủ nói đùa với người làm.
Thực tế, hiện cơ sở có đến 6 người là đối tượng ra tù và đang trong giai đoạn cai nghiện. Anh T.M.T, sinh năm 1981, ở Phường 7 được ông Tâm gọi lại tiếp chuyện với tôi. Anh T.M.T kể, anh được Công an Phường 7 gửi vào cơ sở này làm được khoảng 6 tháng. Mức lương hiện tại của anh là 4,5 triệu đồng/tháng. Mỗi ngày anh được hỗ trợ thêm 20 ngàn đồng để ăn cơm trưa và được cho thêm 10kg gạo hàng tháng. Anh cho biết thêm, anh đang cai nghiện và uống thuốc Methadone đều đặn mỗi ngày.
Không chỉ tạo việc làm, với lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, ông Tâm còn giúp họ lập nghiệp bền vững và đứng ra cưới vợ, tạo lập gia đình riêng cho người làm của mình như chính con cháu trong gia đình. Ông chia sẻ, một đứa chuyên quậy ở Bến Lỡ trước đây, nay được cưới vợ, chuyên tâm làm ăn, giờ vợ chồng rất giàu.
Nhận xét về người làm của mình, ông khen không ngớt lời: “Mấy đứa nó làm rất giỏi, khi giao việc thì rất yên tâm. Nếu mỗi cơ sở, doanh nghiệp nhận được 1 người vào làm thì những người bị cho là “xấu” sẽ có điều kiện làm lại cuộc đời, trở lại cuộc sống bình thường, để có thể tốt đẹp hơn trong mắt xã hội”.
Theo dự kiến, ông Tâm sẽ chuyển cơ sở lên doanh nghiệp, mở rộng diện tích từ vài trăm mét vuông hiện tại lên 20.000m2, sản xuất các mặt hàng nước đá viên, nước lọc, rau sạch trồng trong nhà lưới, giải quyết việc làm cho ít nhất là 35 lao động, trong đó ưu tiên cho người sau khi ra tù, cai nghiện. Trường hợp số lượng người đến xin việc quá đông, ông sẽ đào tạo với đa dạng ngành nghề giúp họ có công ăn việc làm, cải thiện thu nhập. Đồng thời, những ai muốn lập nghiệp sẽ được ông cho mượn từ 5 - 30 triệu đồng/năm.
Vấn đề hiện nay là vị trí đất sạch để mở rộng. Liên quan đến việc này, ông cho biết, UBND TP. Bến Tre vì không có đất nên đã gửi lên cấp tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường được chỉ đạo tìm đất sạch cho doanh nghiệp đầu tư. Đến nay, ông đã được giới thiệu 5 lần nhưng chưa có vị trí nào đạt yêu cầu vì nơi thì có chủ, nơi thì vướng quy hoạch.

Ông Kiều Thanh Tâm (trái) trao đổi với nhân viên.
Cách nay vài năm, Công an Phường 4 dẫn một thanh niên ra tù đã có 12 lần trộm cắp tài sản đến cơ sở ông Tâm, hỏi: “Ông có dám nhận người này vào làm không?”. “Dám chứ” - ông Tâm trả lời. Trước cách hỏi han, thường xuyên nhỏ to khuyên dạy chân tình và đối xử tử tế của ông, thanh niên này đã bền chí hoàn lương và chuyển hóa hoàn toàn tâm tính. Anh làm không lãnh lương hàng tháng mà dành dụm số tiền suốt hơn 2 năm trời để làm vốn học nghề. Hiện anh là thợ chính của một tiệm làm cửa sắt ở TP. Hồ Chí Minh với tiền lương 20 triệu đồng/tháng.
Chỉ tay về hai thanh niên đang chuyển hàng lên xe để đi giao cho khách, ông Tâm nói: “Đó là hai đứa của Công an Phường 7 gửi đến. Hai đứa làm tốt cực kỳ, tôi có ấn tượng tốt về họ”. Gần đến giờ nghỉ trưa, nhưng không khí làm việc ở cơ sở vẫn còn khá ồn ào. Việc ai nấy làm, tập trung và nghiêm túc. Tôi nghe được tiếng bà chủ - vợ ông Tâm nói với một thanh niên: “Tới cơn ghiền rồi ha gì vậy bây, sao mặt mày tái mét!”. Nếu không biết về nơi đây, hẳn tôi sẽ cho rằng bà chủ nói đùa với người làm.
Thực tế, hiện cơ sở có đến 6 người là đối tượng ra tù và đang trong giai đoạn cai nghiện. Anh T.M.T, sinh năm 1981, ở Phường 7 được ông Tâm gọi lại tiếp chuyện với tôi. Anh T.M.T kể, anh được Công an Phường 7 gửi vào cơ sở này làm được khoảng 6 tháng. Mức lương hiện tại của anh là 4,5 triệu đồng/tháng. Mỗi ngày anh được hỗ trợ thêm 20 ngàn đồng để ăn cơm trưa và được cho thêm 10kg gạo hàng tháng. Anh cho biết thêm, anh đang cai nghiện và uống thuốc Methadone đều đặn mỗi ngày.
Không chỉ tạo việc làm, với lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, ông Tâm còn giúp họ lập nghiệp bền vững và đứng ra cưới vợ, tạo lập gia đình riêng cho người làm của mình như chính con cháu trong gia đình. Ông chia sẻ, một đứa chuyên quậy ở Bến Lỡ trước đây, nay được cưới vợ, chuyên tâm làm ăn, giờ vợ chồng rất giàu.
Nhận xét về người làm của mình, ông khen không ngớt lời: “Mấy đứa nó làm rất giỏi, khi giao việc thì rất yên tâm. Nếu mỗi cơ sở, doanh nghiệp nhận được 1 người vào làm thì những người bị cho là “xấu” sẽ có điều kiện làm lại cuộc đời, trở lại cuộc sống bình thường, để có thể tốt đẹp hơn trong mắt xã hội”.
Theo dự kiến, ông Tâm sẽ chuyển cơ sở lên doanh nghiệp, mở rộng diện tích từ vài trăm mét vuông hiện tại lên 20.000m2, sản xuất các mặt hàng nước đá viên, nước lọc, rau sạch trồng trong nhà lưới, giải quyết việc làm cho ít nhất là 35 lao động, trong đó ưu tiên cho người sau khi ra tù, cai nghiện. Trường hợp số lượng người đến xin việc quá đông, ông sẽ đào tạo với đa dạng ngành nghề giúp họ có công ăn việc làm, cải thiện thu nhập. Đồng thời, những ai muốn lập nghiệp sẽ được ông cho mượn từ 5 - 30 triệu đồng/năm.
Vấn đề hiện nay là vị trí đất sạch để mở rộng. Liên quan đến việc này, ông cho biết, UBND TP. Bến Tre vì không có đất nên đã gửi lên cấp tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường được chỉ đạo tìm đất sạch cho doanh nghiệp đầu tư. Đến nay, ông đã được giới thiệu 5 lần nhưng chưa có vị trí nào đạt yêu cầu vì nơi thì có chủ, nơi thì vướng quy hoạch.
Bài, ảnh: Cẩm Trúc/ BaoDongKhoi.com.vn
Không có nhận xét nào